Triết lý Vô Vi: Khi ngừng hành động và học cách chờ đợi, ta sẽ khôn ngoan hơn
Triết lý cổ Trung Hoa sẽ giúp bạn làm việc ít hơn mà vẫn thoải mái hơn – và đương nhiên, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Việc “khẳng định mục tiêu” của nhiều người thường chỉ nhắm vào hành động – ví dụ như quyết tâm sẽ làm được cái này, làm được cái kia,… và “đích đến” thường là giảm cân, tìm kiếm tình yêu hay chuyển đổi nơi ở/nơi làm việc. Nhưng với tôi, ưu tiên lớn nhất bây giờ là học cách ung dung tĩnh tại. Và khái niệm vô vi – chiến lược không hành động – của người Trung Quốc, đã giúp tôi làm điều đó.
Sách Đạo Đức Kinh, được viết ở Trung Hoa vào khoảng năm 600 TCN, lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về vô vi. “Vô vi có nghĩa là không làm gì để sự việc được xảy ra một cách tự nhiên”, cuốn sách này giải thích. Với ý tưởng này, chúng ta nên ngừng cố gắng tác động vào thế giới và hãy tận hưởng cảm giác thoải mái khi làm việc ít hơn. Sau đó, một khi hành động, hành động của chúng ta lúc đó là tự nhiên, tràn đầy năng lượng và đạt được kết quả như mong muốn.
Bầu trời không phải lúc nào cũng có bão giông; lũ chim không phải lúc nào cũng cất cao đôi cánh
Đạo Đức Kinh khuyến khích con người ta tập không-hành-động bằng cách quan sát thế giới tự nhiên. Bầu trời không phải lúc nào cũng có bão giông; lũ chim không phải lúc nào cũng cất cao đôi cánh. Sự Tĩnh Tại giúp ta bảo toàn năng lượng để hành động khi cần thiết. Trang Tử giải thích về ý tưởng này khoảng năm 350 TCN: “Khi hiền nhân không nghĩ ngợi, tĩnh lặng được tạo ra; Tâm tĩnh giúp hành động thành công” (From the sage’s emptiness, stillness arises; From stillness, action. From action, attainment ). Vô vi cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong Binh pháp tôn tử, vốn nổi tiếng trong giới kinh doanh ngày nay.
Không có cách dịch chính xác cho vô vi trong tiếng Anh. Triết gia Alan Watts thích diễn giải nó là “không gượng ép”. Watts tin rằng ý niệm này vô cùng quan trọng trong việc học cách sống tốt hơn, nhưng người Mỹ khó mà hiểu được điều này. Trong nền văn hóa thiên về hành động, không làm gì có giống như là một việc ngu ngốc. Có ai không làm gì cả mà kiếm được một triệu đô không?
Tôi đã từng cảm thấy phản đối vô vi theo cách tương tự như vậy. Kiên nhẫn, mặc dù là một đức tính tốt, thực sự không phù hợp với tôi. Tôi luôn muốn đạt được mọi thứ và lập nên thành tích. Nhưng những năm gần đây, tôi bắt đầu nhận thấy rằng thái độ làm việc bận rộn, chăm chỉ của tôi dường như không giúp ích gì nhiều.
Không-cố-gắng đôi khi cũng là một loại cố gắng
Vào năm 2012, tôi là một luật sư bán thời gian ở Brooklyn, có công việc tạm thời theo ngày và vẽ tranh đường phố vào ban đêm. Tôi đã lo lắng đến phát ốm về tương lai của mình và thậm chí được coi là nghĩ đến việc đăng ký vào khoa y chỉ để cảm thấy mình đang có kế hoạch hay định hướng cho tương lai, trong khi thật ra tôi đã phải ngụp lặn trong đống nợ hồi học luật rồi. (Hơn nữa, tôi lại là một kẻ sợ máu vô cùng)
Thế là, tôi ngừng ép buộc bản thân mình, việc này vốn không phải là phong cách của tôi. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng mọi thứ rồi sẽ tốt hơn, học thuộc lòng những lời trong Đạo Đức Kinh để không phải nghĩ ngợi về tương lai vô định. Tôi đã đọc cuốn sách này nhiều lần từ năm 16 tuổi, nhưng chỉ ở độ tuổi 40 tôi mới thực sự bị những lời này cuốn hút. Chúng nhắc nhở tôi rằng việc không-làm-gì, nếu chủ tâm, có thể tạo ra tác động. Tĩnh lặng đòi hỏi rất nhiều đảm và tự tin rằng chắc chắn có một nơi cho bạn trong vũ trụ bao la, hỗn loạn này. Thế là, tôi ngừng lại, tích lũy năng lượng, và tâm niệm rằng mọi thứ sẽ thay đổi. Và khi thay đổi xảy ra, chúng xảy ra rất nhanh.
Chồng tôi và tôi từng làm việc trong nhóm xem xét tài liệu pháp lý tại Google ở California vào tháng 7 năm 2013. Trong khoảng 10 ngày, chúng tôi đã gói ghém đồ đạc và chạy xuyên nước Mỹ trong một chiếc xe hơi vừa thuê được, và đổi studio ở Brooklyn để lấy một túp lều trên vùng núi Santa Cruz.
Làm việc tại một công ty khổng lồ như vậy khiến tôi suy nghĩ về ranh giới giữa Utopia và Dystopia – thế giới lý tưởng và nơi tệ hại cho sự sống – và sự đe dọa tình cờ từ những “gã khổng lồ” thân thiện. Làm việc ở nơi đó đã thôi thúc tôi bắt đầu viết lại – viết vốn là nghề nghiệp trước đây tôi từng theo đuổi. Nhưng tôi lại không chắc chắn làm thế nào để trở lại cầm bút như xưa.
Vì vậy, một lần nữa, tôi đã cố gắng không-cố-gắng. Rõ ràng, tôi đã cố gắng có được những gì tôi muốn, tức là tập viết cho thành thạo. Nhưng nỗ lực của tôi không liên tục. Chẳng hạn, tháng 1 năm ngoái, tôi tìm thấy một mẫu thông tin tuyển dụng khá thú vị, nhưng tôi lại không nộp đơn cho vị trí đó. Sáu tháng sau, tôi phát hiện ra bài tuyển dụng lại được đăng lên lần nữa, và lập tức nộp đơn. Tức là, sau Im-lặng, một loạt thứ khác sẽ diễn ra.
Vô vi giúp ta tìm được sự cân bằng trong tâm trí
Vô vi cho thấy rằng khi ta ngừng hành động và học cách đợi chờ, ta sẽ thấy những nhân tố bên ngoài một cách rõ ràng hơn và có những bước tiến khôn ngoan hơn. Hành động vội vã, thì mỗi bước sẽ là một sai lầm tiềm tàng, và cảm xúc và sĩ diện sẽ đưa ta đến những quyết định sai lầm không cần biết đến lý do.
Giờ thì tôi biết rằng, giống như tất cả các sinh vật khác, năng lượng trong người tôi là hữu hạn. Bằng cách chọn không-làm-gì, ta bảo tồn năng lượng để có thể sử dụng nó khi cần thiết. Vì thế mà, vô vi không phải là về sự bỏ cuộc hay lười biếng. Mà đó là hình thức bảo tồn năng lượng – một kỹ năng quan trọng của mỗi người. Trước mỗi giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, tôi vẫn sẽ ngồi yên: tập trung và sẵn sàng cho thử thách.
Theo Quartz