TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CUỘC SỐNG 0988244633

Tôi nói gì khi nói về “hoài niệm”

Tôi nói gì khi nói về “hoài niệm”


Tôi bắt đầu nhận ra mình bị nghiện “hoài niệm” sau khi đọc rất nhiều những tác phẩm của nhà văn người Pháp Patrick Modiano, khi được lạc bước vào những cửa hiệu u buồn, những hình bóng con người trong quá khứ, những lời thoại bạn tưởng sẽ chỉ gặp trong phim đen trắng. Cảm giác bình yên và hoài cảm xen lẫn chút tiếc nuối. Đó, theo các nhà khoa học, là một cảm giác tuyệt đẹp. 

Cảm giác bình yên và hoài cảm xen lẫn chút tiếc nuối, theo các nhà khoa học, là một cảm giác tuyệt đẹp

Bạn đã bao giờ nghĩ về sự hoài niệm?

Theo định nghĩa, hoài niệm là những khao khát hướng đến quá khứ, thường liên quan đến một thời điểm hay không gian cụ thể. Theo văn chương, hoài niệm là nhớ về một thứ khi đã mất đi tứ đó. Theo nhà văn nổi tiếng người Mỹ Florence King, hoài niệm thực sự là sự cấu thành phù du của những kí ức rời rạc. Theo tâm lý học, hoài niệm là cảm giác ấm áp, lâng lâng mà chúng ta cảm thấy khi nghĩ về những kỉ niệm có ý nghĩa trong quá khứ.

Có hàng trăm định nghĩa về hoài niệm, và mỗi người sẽ có những cách nhận biết hoài niệm theo cách của riêng mình. Lần theo dấu ấn cá nhân, một góc đường, một quán cà phê, một cơn trở gió, một bản nhạc, một mùi hương, một bóng hình, một dòng văn… tất cả đều có thể trở thành hoài niệm. Có những người, vì không thể chịu đựng được việc liên tục đối mặt với hoài niệm, đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật, văn chương, hội họa.

Có những người, vì không thể chịu đựng được việc liên tục đối mặt với hoài niệm, đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật, văn chương, hội họa

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao nhạc Trịnh vẫn được bật lên ở những quán café bạn tình cờ ghé qua, tại sao The Beatles vẫn còn được bật lên bất ngờ trên sóng radio, tại sao người ta bỗng phát sốt với những không gian décor kiểu bao cấp thời cha mẹ, ông bà bạn?

Và tại sao, chúng ta khi lên Đà Lạt, lại nhất thiết phải tìm đến café Tùng ngồi ở một góc tối mịt mù trên dãy ghế da thấp tè, uống cốc café không phải ngon nhất trên đời, nghe bản nhạc thời tiền chiến thú thực cũng chẳng thể quyết định nổi tính hay dở. Quán café này là thứ tôi thường hay dùng để mô phỏng định nghĩa của riêng mình về hoài niệm. Nó mang đến cho chúng ta hoài niệm, nó như chuyến xe đò đưa ta chạy bòn bon về quá khứ, dù chỉ trong vài khoảnh khắc. Nó kể cho ta một câu chuyện ta muốn biết để làm đầy ổ nhớ cảm thức và không gian và thời gian. Và rồi, dù không nhất thiết phải biết rằng ở quán café Tùng ở khu Hòa Bình đã từng là nơi những nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn hay Trịnh Cung từng ngồi, chúng ta dường như hiểu một chút rằng, thực tại và quá khứ thực ra không quá xa vời, nếu người ta có thể níu giữ những điều họ trân quý. 

Quán café này là thứ tôi thường hay dùng để mô phỏng định nghĩa của riêng mình về hoài niệm

Nhưng khoa học còn có nhiều điều hơn để nói về hoài niệm

Cảm xúc, dù được hình thành từ chính nội tại, hay do yếu tố bên ngoài tác động đều có thể gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần chúng ta. Và cảm giác mơ hồ như những hoài niệm cũng không phải ngoại lệ. 

Bản chất của hoài niệm, theo tiến sĩ tâm lý học Erica Hepper từ đại học Surrey, thường là cảm giác pha trộn giữa u sầu và ngọt ngào – gần như cảm giác hạnh phúc và dễ chịu, nhưng xen lẫn đâu đó chút phong vị buồn bã rằng những thứ chúng ta đang nhớ về đã bị mất đi, vĩnh viễn.

Chúng ta tìm đến hoài niệm, bởi hoài niệm là khuynh hướng tự nhiên của con người

Chúng ta tìm đến hoài niệm, bởi hoài niệm là khuynh hướng tự nhiên của con người. Trung bình một người sẽ có một khoảnh khắc hoài niệm trong tuần, đặc biệt phổ biến với những người trẻ tuổi vừa trải qua quãng thời gian vị thành niên khi họ phải đối mặt với sự biến đổi của tuổi tác và trách nhiệm, một đối tượng khác là nhóm người trung niên trên 50 tuổi khi nhìn về cả cuộc đời họ có trong quá khứ. Nhưng bất ngờ hơn cả, thậm chí trẻ nhỏ tầm 8 tuổi cũng có thể trải nghiệm cảm giác này, dù chúng có ý thức được hay không.

Hoài niệm là một món quà

Cũng như việc bạn có cơ hội đắm chìm trong thế giới của riêng mình ở một quán cafe cổ điển mà bạn có lẽ chẳng bao giờ hiểu về lịch sử của chúng. Cũng như việc bạn xem một bô phim đen trắng và dần hiểu về một vẻ đẹp của sự căn bản và tối giản. Hoài niệm, theo các nhà khoa học, mang đến rất nhiều lợi ích. 

Trong một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2012, hoài niệm được chỉ ra có thể giúp chúng ta kết nối những trải nghiệm trong quá khứ với cuộc sống hiện tại để tìm kiếm được ý nghĩa và giá trị của tổng thể cuộc sống. Từ đó, tâm trạng của ta được cải thiện và căng thẳng cũng được giải tỏa. Khi hồi tưởng, chúng ta thường có xu hướng cảm thấy hạnh phúc hơn và nâng cao lòng tự trọng. Về mặt xã hội học, hoài niệm tăng cường sự kết nối với người khác, bởi thông qua việc trò chuyện, ngắm nghía những tấm ảnh gia đình, chúng ta sẽ có cảm giác được yêu thương, coi trọng và ấm áp hơn. 

 

Nếu bạn mơ hồ với hoài niệm, bạn chỉ cần nhớ rằng, hoài niệm là một món quà

Tưởng rằng hoài niệm sẽ có khoảng cách khá xa với tương lai, nhưng theo tiến sĩ tâm lý học Dena Kemmet, hoài niệm có chức năng như động lực khiến bạn cảm thấy lạc quan hơn về tương lai, được truyền cảm hứng và nuôi dưỡng sự sáng tạo ở mỗi người. Không khó hiểu khi âm nhạc đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn được yêu mến nhiều đến như vậy, hay nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm đầy hoài niệm như Patrick Modiano lại được tôn vinh bằng giải Nobel văn chương danh giá. 

Nếu bạn mơ hồ với hoài niệm, bạn chỉ cần nhớ rằng, hoài niệm là một món quà. Việc của bạn là mở quà và tận hưởng từng phút giây của nó, bằng mọi giác quan bạn có. 

Vân Anh

62 Bà Triệu, Phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Liên hệ làm việc

Liên hệ làm việc

(+84)097.8101.805

Liên hệ email:

Liên hệ email:

chiendich@tinhnguyenquocgia.com

Mua hàng

Mua hàng trực tuyến

Tại đây